Lưu trữ

Posts Tagged ‘thuong mai dien tu’

5 sai lầm phổ biến của các cửa hàng trực tuyến

Tháng Hai 5, 2010 1 Bình luận

Rất nhiều người trong chúng ta thường phạm sai lầm khi kinh doanh, và rất ít người học được nhiều điều từ những sai lầm đó. Trong TMĐT cũng vậy. Có rất nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ cần có một trang web bán hàng trên mạng là khách hàng cứ thế mà xông vào. Trên thực tế, kinh doanh trực tuyến là một chuyện nghiêm túc, đòi hỏi bạn nắm vững những đặc tính của thị trường này cũng như kỹ năng điều hành và thu hút khách. Sau đây là năm sai lầm cơ bản có thể nhanh chóng kết liễu số phận cửa hàng trực tuyến của bạn.
1. Không quảng cáo

Nhiều người bán hàng trực tuyến mong chờ khách hàng tình cờ tìm ra họ. Nhưng trong bối cảnh hàng triệu trang web đang cạnh tranh để tranh giành một số lượng khách hàng hữu hạn, thì ngày càng ít có cơ hội trang web của bạn được khách hàng tình cờ ghé thăm. Nếu không quảng cáo, khả năng thu hút được khách hàng mới của bạn sẽ trở nên rất mong manh.

Song, bạn cũng đừng quá bi quan. Nếu không dư dả lắm về tài chính, bạn vẫn có thể quảng cáo cho cửa hàng của mình một cách hiệu quả. Bản tin điện tử có định hướng và các quảng cáo thông qua các từ khóa (keywords) là những phương thức có tính hiệu quả kinh tế rất cao, qua đó, khách hàng tiềm năng có quan tâm đến sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng nhận biết bạn
2. Sự cẩu thả trong cách bài trí trang web

Nếu cửa hàng của bạn trông có vẻ lộn xộn và khách hàng cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm trong đó, thì nguy cơ khách hàng rời bỏ cửa hàng của bạn để tìm đến với một cửa hàng khác là hòan tòan dễ hiểu. Trang web của bạn chính là tấm card visit giúp bạn tiếp cận với khách hàng; bởi vậy, hình thức của nó phải thật chuyên nghiệp. Một trang web có hình thức bắt mắt và chuyên nghiệp sẽ củng cố lòng tin của khách hàng và thể hiện cho khách hàng biết bạn rất nghiêm túc trong công việc.

Ngay cả khi bạn không phải là một chuyên gia thiết kế trang web thì bạn vẫn có thể dùng các mẫu thiết kế miễn phí trên mạng Internet (free templates) để xây dựng một trang web đơn giản và đẹp. Hãy đầu tư thời gian để làm cho trang web của bạn trông đẹp nhất, nếu có thể được. Và kết quả sẽ là một trang web chuyên nghiệp có khả năng hấp dẫn khách hàng.
3. Không quan tâm đến việc kết nối trang web của mình với các công cụ tìm kiếm

Người ta ước tính rằng khoảng 70% các cuộc giao dịch trực tuyến xuất phát từ một trang web tìm kiếm tên tuổi. Nếu trang web của bạn không xuất hiện trong một vài trang kết quả tìm kiếm đầu tiên, bạn có thể nói lời giã biệt với 70 phần trăm các thương vụ mua bán đó. Hãy đảm bảo rằng nội dung thông tin trên trang web phản ánh đúng các đặc điểm của sản phẩm mà bạn cung cấp và có nhiều từ khóa phù hợp.
4. Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng kém

Nếu bạn không làm cho được các khách hàng hiện có hài lòng, thì bạn có thể quên việc thu hút các khách hàng mới đi. Tin dồn lan rất nhanh qua cộng đồng Internet, và chỉ một khách hàng không hài lòng cũng có thể gây ra hiệu ứng đô-mi-nô khiến mọi nỗ lực của bạn có nguy cơ “tan thành mây khói.”

Điều này cũng đúng với trường hợp các cửa hàng không đưa thông tin liên hệ của họ rõ ràng trên trang web. Điều này có thể khiến khách hàng có ấn tượng là họ chẳng có chỗ nào để gửi trả lại hàng khi gặp phải vấn đề – và tất nhiên sẽ dẫn tới mất khách hàng giao dịch. Bạn không cần phải cung cấp dịch vụ trả lời điện thoại 24/24h, song nên để lại địa chỉ thư điện tử và nói rõ bạn sẽ trả lời thư trong thời gian bao lâu.
5. Trang web không được cập nhật tin tức

Nếu không cập nhật trang web của mình trong vòng sáu tháng qua, thì bạn có nguy cơbị hất ra khỏi bộ nhớ của khách hàng. Chỉ cần cập nhật thông tin về sản phẩm, thêm một chút thông tin khác và cơ cấu lại trang web chút ít, bạn vẫn có thể gợi cho khách hàng ý niệm rằng bạn đang luôn quan tâm đến họ và không phụ lòng họ.

Và cũng giống như thế giới ngoại tuyến, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường đồng thời đánh giá tình hình cạnh tranh. Hãy tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh có mời chào thứ gì khác bạn không, và họ có giữ giá thấp hơn giá của bạn hay không.

Năm sai lầm cơ bản này định nghĩa sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Bạn có một trang web không có nghĩa là đã xong việc. Bán hàng trực tuyến đòi hỏi nsự bền bỉ giống như bán hàng truyền thống vậy. Nếu bạn tự thỏa mãn với bản thân, sẽ không thiếu các đối thủ cạnh tranh đang trực chờ để lấy đi khách hàng ngay trước mũi bạn.

Theo BWP/All Business

7 chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến

Không có một bí quyết thực sự nào về việc đẩy mạnh doanh số bán hàng qua Internet. Bạn chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người và gia tăng các khách hàng tiềm năng. Khi đó, bạn gắn kết với họ và chuyển những mối quan tâm của họ thành các giao dịch mua sắm.

Nhưng trên thực tế, nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Sẽ có vô vàn khó khăn và thách thức xuất hiện trong việc chuyển các khách hàng tiềm năng thành những khách hàng chính thức.Và dưới đây là 7 chiến lược cụ thể để xây dựng những xung lực bán hàng và tăng tốc mạnh mẽ cho cửa hàng trực tuyến của bạn:

1. Tìm kiếm các đối tác chiến lược

Câu hỏi đặt ra: Đối với các cửa hàng trực tuyến, điều gì tương đương với yếu tố “địa điểm, địa điểm, địa điểm” tại các cửa hàng thông thường? Câu trả lời là: Các đường link tới trang web của bạn trong tất cả các địa điểm thích hợp.Bạn muốn xây dựng một nhận thức sâu sắc về sản phẩm của bạn trong số các khách hàng? Vậy bước đi đầu tiên đó là xác định rõ ràng các khách hàng mục tiêu.Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ và các sở thích của khách hàng. Tiếp theo, hãy phát triển những chào mời, “ve vãn” khách hàng, giải quyết những thắc mắc cho họ, đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo tương tác cùng các nội dung hấp dẫn cho trang web của bạn.

“Các công ty nhỏ có thể xây dựng những nội dung tương thích với nhiều trang web khác để thu hút sự chú ý của mọi người với mức chi phí thấp nhất”, Andrew Restivo, sáng lập viên trang web GourmetFoodMall.com, một cửa hàng trực tuyến nổi tiếng với trên 150 công ty thực phẩm chuyên biệt, cho biết.

Trong việc tìm kiếm các đối tác hay những liên kết trực tuyến khác, bạn đừng quên các tổ chức và hiệp hội chuyên nghiệp, đặc biệt là khi bạn tiếp thị dịch vụ. Hãy giao dịch hoặc trả tiền để đặt đường link của bạn tại trang web của các doanh nghiệp tiếp thị thương mại điện tử nhỏ và vừa.Nhưng trước đó, bạn cần đảm bảo rằng đường link của bạn sẽ bổ sung giá trị cho các trang web đó. Ví dụ, các đường link tới cửa hàng trực tuyến chuyên bán quần áo của bạn có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho trang web của những nhà hàng địa phương hay cửa hàng sửa xe,… thậm chí cả phòng thương mại và công nghiệp địa phương.

2. Đảm bảo một trang web đơn giản và tiện lợi

Các khách hàng sẽ không nán lại lâu với những trang web được thiết kế nặg nề, cầu kỳ hay có khiếm khuyết. Những đường link chết hay khả năng truy cập và tìm kiếm thông tin khó khăn sẽ huỷ hoại các cơ hội bán hàng của bạn.Do vậy, bạn cần hợp lý hoá một cách có tổ chức và tiện lợi nhất tất cả các đường dẫn trong trang web và không những kiểm tra từng đường link, từng cú click chuột. Hãy dựa vào những đường link bằng chữ đơn giản, dễ dàng dẫn tới tất cả các sản phẩm, dịch vụ và mẫu đơn đăng ký.

“Hình ảnh và đồ họa sẽ khiến trang web của bạn trông bắt mắt hơn, nhưng nếu không có các thông tin bằng chữ để tối ưu hoá những kết quả tìm kiếm, các khách hàng chắc chắn sẽ không cảm thấy thoải mái”, Michelle Jackson, giám đốc hãng tiếp thị tìm kiếm Range Online Media, cho biết.

3. Xúc tiến kinh doanh chéo

Đừng để cửa hàng trực tuyến của bạn như là những đứa trẻ mồ côi đơn độc, hãy đảm bảo cho nó hoạt động cùng với các kênh bán hàng khác. Các nhà bán hàng thành công đã chỉ ra rằng trang web chỉ là một kênh bán hàng, bên cạnh đó còn có các kênh bán hàng khác như bán hàng qua điện thoại, bán hàng trực tiếp….Mọi thứ cần phải hoạt động cùng với nhau. Điều này có nghĩa rằng các khách hàng có thể nghiên cứu và lựa chọn một trong các kênh bán hàng của bạn mà họ cảm thấy phù hợp nhất.

Nếu chỉ bán hàng trực tuyến, bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh trang web của bạn rất sâu và rộng. Điều này bao gồm việc đưa đường link trang web vào chữ ký email của tất cả các nhân viên, in đường link lên các tờ rơi, quảng cáo, các bao bì sản phẩm, hộp vận chuyển, xe giao nhận và danh thiếp kinh doanh,…. Nếu bạn tham dự một cuộc hội thảo hay một hội chợ thương mại, hãy chắc chắn rằng sạp trưng bày, chỗ ngồi và các tài liệu xúc tiến kinh doanh của bạn phải biểu lộ một đường link ULR thật to và rõ. Đừng bỏ lỡ cơ hội này.Cũng như vậy, bạn hãy đăng ký một vài tên miền tương tự nhau để những khách hàng nhầm lẫn vẫn có thể tìm thấy bạn. Chẳng hạn như một công ty tên là “Baskets R Us” cũng nên đăng ký thêm một tên “Baskets Are Us”. Hãy nghĩ về việc này: chỉ mất một vài trăm USD phí đăng ký nhưng bù lại bạn có thể có được hàng nghìn USD khác từ không ít các khách hàng còn đang lẫn lộn về bạn.

4. Đảm bảo yếu tố cá nhân

Các khách hàng sẽ cảm thấy đáng giá và thoải mái hơn với việc mua sắm trực tuyến tại cửa hàng của bạn nếu bạn xây dựng một lời cam kết rõ ràng. Những tiếp xúc và biểu lộ của bạn càng mang tính cá nhân bao nhiêu, các khách hàng càng cảm thấy thoải mái bấy nhiêu. Dưới đây là một phương pháp để bạn lựa chọn:

  1. Xây dựng trang chuyên mục “Về chúng tôi” hay “Giới thiệu chung” thật hấp dẫn và cụ thể để các khách hàng có thể biết được những thông tin cơ bản về công ty bạn, về đội ngũ nhân viên và về lịch sử hoạt động.
  2. Xây dựng một trang blog, một địa chỉ email hay một trang phản hồi khách hàng để mọi người có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm. Song điều tệ hại nhất sẽ là khi bạn thiết lập các kênh giao tiếp nhưng rồi lãng quên chúng.
  3. Xây dựng một cách thức cho khách hàng truy cập vào trang web cá nhân của họ trên trang web chính của bạn để theo dõi các đơn đặt hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.
  4. Xây dựng một hệ thống thông điệp email trả lời tự động, xác nhận đã vận chuyển hàng, nói lời cảm ơn sự quan tâm của khách hàng, trả lời các thắc mắc hay gửi những phần thưởng mua sắm….

5. Chào hàng sản phẩm phải thật trung thực và cụ thể

“Càng chi tiết bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Mọi người muốn biết rõ về lịch sử của những gì bạn đang bán và bạn là ai”, đó là lời khuyên của Lynne Dralle, một thành viên nổi tiếng trên eBay  – người đã bán được trên 20.00 mặt hàng khác nhau trong 6 năm qua.

Theo Lynne Dralle, các cửa hàng trực tuyến cần miêu tả chính xác những gì người mua sẽ có được. Hãy thành thực. Khi bán các đồ sành sứ thủy tinh, Dralle đề cập đến mọi sứt mẻ hay rạn nứt, đồng thời bà còn kể những câu truyện liên quan đến sản phẩm, chẳng hạn như việc làm thế nào mà bà cô Mary mua chiếc bình cổ từ Anh quốc xa xôi về đây.Những hình ảnh chất lượng cao về sản phẩm cũng rất cần thiết. Nếu bạn không có máy ảnh kỹ thuật số, bạn nên quan tâm đầu tư mua một chiếc.

6. Xây dựng những chính sách giao nhận thích hợp nhất với mô hình kinh doanh của bạn

Những tranh cãi lâu nay về việc vận chuyển miễn phí có thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến hay không cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời. Trong khi còn có nhiều ý kiến phản đối và tán thành đan xen lẫn nhau, vấn đề này được quy về việc định giá sản phẩm. “Các chi phí vận chuyển miễn phí có thể giết bạn nếu bạn không thể đưa chúng vào trong giá thành sản phẩm”, Mark Restivo, chủ trang web chuyên điều tra trực tuyến GourmetFoodMall.com, cho biết.

Nhưng nếu bạn đẩy giá thành lên để bù đắp việc vận chuyển miễn phí cho những sản phẩm chỉ được bán với mức giá thấp nhất có thể bạn cũng thất bại. Trong các trường hợp đó, các khách hàng mong đợi sẽ được trả một khoản phí vận chuyển nhất định.Nói cách khác, chi phí vận chuyển cao sẽ là một trong những nguyên nhân khiến doanh số bán hàng tụt giảm, các khách hàng không còn cảm thấy thích thú nữa. Lời khuyên của Restivo: Bạn nên trông cậy vào việc vận chuyển hàng loạt theo thời gian của bạn chứ không phải thời gian của khách hàng hay thuê hẳn dịch vụ vận chuyển của một công ty với chi phí được trả định kỳ. Điều này sẽ giảm đáng kế chi phí trong khi khách hàng vẫn thoả mãn vì mua được sản phẩm giá thấp. Còn trường hợp khách hàng yêu cầu thời gian cụ thể, bạn có thể tính thêm một khoản chi phí nhỏ.

7. Trau chuốt trang web và chăm sóc khách hàng tốt

Mục tiêu là để các khách hàng quay trở lại và giới thiệu với người thân, bạn bè rằng cửa hàng trực tuyến của bạn là rất đáng giá để ghé thăm. Vì vậy hãy làm tất cả mọi thứ có thể để đảm bảo những trải nghiệm khách hàng thú vị, vui vẻ và tuyệt vời trên trang web của bạn hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Hãy giải thích rõ ràng và thẳng thắng tất cả các chính sách của bạn. Cam kết sẽ hoàn trả 100% tiền cho khách hàng nếu có gì trục trặc. Cung cấp những sản phẩm mẫu. Nhanh chóng phản hồi với các khúc mắc, bình luận của khách hàng. Đầu tư xây dựng chức năng live chat để các khách hàng có thể ngay lập tức có câu trả lời cho câu hỏi về sản phẩm. Tạo dựng những lý do quay trở lại thông qua câu lạc bộ khách hàng trung thành, những cuộc thi, giảm giá hay khuyến mại,….

“Luôn giữ mối  liên lạc với khách hàng”

Điểm cuối cùng: Bạn đừng quên rằng việc xây dựng những miêu tả sản phẩm cùng các nội dung thông tin được soạn thảo chính xác và hấp dẫn là rất quan trọng  – bởi vì chắc hẳn bạn rất muốn các công cụ tìm kiếm trực tuyến sẽ tìm thấy bạn. Do vậy, hãy quan tâm tới việc tối ưu hoá trang web cho những công cụ tìm kiếm trực tuyến.

Và rồi điều tiếp theo bạn sẽ thấy: các đơn đặt hàng bắt đầu đổ dồn tới trang web.

( theo  BwPortal)

Quy tắc để kinh doanh trực tuyến hiệu quả

quy tắc kinh doanh trực tuyến

kinh doanh trực tuyến

Ngày nay, người tiêu dùng, các tổ chức, hoặc công ty,… đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn để tiết kiệm thời gian.
Nếu bạn đã sẵn sàng khai trương một cửa hàng trực tuyến hay tái tổ chức lại cửa hàng đang có, tám quy tắc sau được rút ra từ nhiều chuyên gia và những nhà bán lẻ trực tuyến thành công.

Xem chi tiết…

10 lời khuyên cho kinh doanh trực tuyến

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử khi xây dựng trang web của mình cần lưu ý là trang web của họ có sự điều hướng mang tính trực giác và cấu trúc tiện lợi, không chỉ đóng vai trò giúp khách hàng nhìn và cảm nhận.

kinh doanh trực tuyến

Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích dành cho bất cứ ai tham gia kinh doanh trực tuyến trong khi triển khai các trang web thương mại điện tử.

Xem chi tiết…

Làm sao để khách hàng thường xuyên quay trở lại website?

Việc có một sản phẩm hay dịch vụ tốt để bán là một yếu tố quan trọng trong việc tạo lập một ngành kinh doanh trực tuyến có hiệu quả, nhưng việc kinh doanh sẽ không thành công nếu người ta không sử dụng website của bạn. Bạn cũng phải làm cho khách hàng thường xuyên quay trở lại web site của mình.
Hãy nhớ rằng việc thành lập một doanh nghiệp trên internet rất khác với việc thành lập một doanh nghiệp ở bên ngoài. Khi người ta vào một cửa hàng họ thường không muốn đi sang các cửa hàng khác để tham khảo giá vì điều này làm cho họ mất thời gian.

Làm thế nào để bán hàng xa xỉ qua mạng internet

Corey Rudl, chủ tịch và người sáng lập Trung tâm Internet Marketing Center, là tác giả của khóa học bán chạy nhất Những bí mật để marketing doanh nghiệp của bạn trên internet.
Với tư cách là một cố vấn doanh nghiệp internet quốc tế và là một diễn giả, Corey đã tập trung tâm sức vào việc nghiên cứu và phát triển các chiến lược marketing trên internet rất thực tiễn và có hiệu quả chi phí cao, đồng thời tạo ra phần mềm cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và đặt cơ sở tại nhà.

Nếu bạn tạo ra được một lý do để mua, thì sẽ có nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền để mua món đồ xa xỉ mà bạn chào bán.

Tôi là một họa sĩ vẽ chân dung khá nổi tiếng, và tôi đã tạo ra một máy in mới sử dụng sơn dầu thay vì mực in. Tôi có thể sử dụng máy in đó để in ra những bức tranh mà sau khi được vẽ thêm đôi chút sẽ chẳng khác gì những bức tranh sơn dầu “thực sự.” Vấn đề là: Tôi không biết làm thế nào để dùng Internet để bán các sản phẩm chất lượng cao đó được. Ông có thể giúp tôi không?

Việc bán hàng xa xỉ qua Internet đòi hỏi phải có cách tiếp cận rất tập trung. Điều quan trọng nhất cần nhớ là vấn đề không phải nằm ở giá cả hàng hóa; vấn đề là tạo nên giá trị và giảm các nguy cơ có thể xảy ra với khách hàng. Sau đây là những bước bạn cần thực hiện:

1. Tìm ra thị trường cho sản phẩm của bạn. Trước khi làm bất cứ điều gì khác, bạn hãy xác định thị trường cho sản phẩm của mình. Ai sẽ mua những bức tranh đó? Tranh của bạn sẽ được dùng làm quà tặng gia đình hay phần thưởng ghi nhận công lao đối với công ty? Điểm khác biệt giữa các loại sản phẩm này cần được lưu ý kỹ, vì tiếp thị bức tranh cho những người nội trợ sẽ rất khác với việc tiếp thị bức tranh cho công ty. Điều này hết sức quan trọng, vì vậy bạn không nên đoán mò mà nên thực hiện một số nghiên cứu thị trường.

Tìm kiếm nhanh bằng cách sử dụng công cụ Wordtracker cho thấy ít hơn 400 người tìm kiếm từ “tranh sơn dầu” bằng các công cụ tìm kiếm chính mỗi tháng. Bạn không thể chỉ dựa vào mật độ sử dụng công cụ tìm kiếm kiểu này được. Ở Việt Nam bạn cũng có thể vào KIOT.VN để tìm và đăng sản phẩm giới thiệu cho hàng ngàn khách hàng…

Nếu mọi người không tìm kiếm tranh của bạn trên Internet, thì bạn sẽ phải ra ngoài và tìm kiếm họ. Và rõ ràng là bạn càng biết nhiều về nhóm đối tượng đích của bạn thì công việc của bạn càng rõ ràng. Bạn cần tìm xem bạn phù hợp với thị trường nào. Hàng trăm họa sĩ chào mời các bức tranh được sao chép lại từ các bức ảnh (bằng máy móc hoặc bằng thủ công), vì thế bạn phải tự làm cho bản thân trở nên khác biệt. Điều gì khiến cho bạn – và các bức tranh của bạn – khác với các đối thủ cạnh tranh?

2. Xây dựng niềm tin. Để tiếp thị các sản phẩm xa xỉ trên mạng, bạn phải xây dựng uy tín và giải quyết các trở ngại có thể có: Khách hàng có lo lắng về điều gì sẽ xảy ra nếu họ không thích bức tranh không? Hãy hứa sẽ trả tiền lại nếu họ không thích tranh của bạn. Họ có lo lắng về khả năng đánh giá giá trị của bức tranh qua mạng không? Hãy dùng những lời lẽ đơn giản để giải thích phong cách và lịch sử các bức tranh của bạn. Họ có lo lắng về việc bức tranh bị hỏng trong quá trình giao hàng không? Hãy nêu rõ rằng công ty bảo hiểm của người chuyên chở cho bạn sẽ chịu chi phí cho bức tranh mới.

Bạn đã nói rằng bạn là một họa sĩ “khá nổi tiếng.” Bạn chắc hẳn muốn tận dụng điều này, vì vậy hãy thu thập tất cả các đoạn băng hình hoặc tiếng ghi lại từ các khách hàng trước đây của bạn và đưa lên trang web của bạn. Nếu bạn chưa có những đoạn băng loại này, hãy yêu cầu khách hàng ghi cho bạn. Đây không phải lúc xấu hổ. Bạn đã từng vẽ cho các khách hàng nổi tiếng bao giờ chưa? Đừng bỏ qua họ nhé!

3. Hãy thu hút khách hàng. Với một sản phẩm mang nhiều tính cá nhân, bạn nên để các khách hàng hiểu thêm về bạn và nghệ thuật của bạn. Hãy đích thân viết bản chào hàng của bạn, kèm thêm vào đó một bức ảnh của bạn, thậm chí cả ảnh của những khách hàng hài lòng với tranh của bạn nữa. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp nhiều thông tin về các bức tranh và quá trình vẽ tranh. Mặc dù bạn sẽ cần nhiều hình ảnh để minh họa công việc của bạn, nhưng hãy dành thời gian để họ có thiện cảm với trang web của bạn. Hãy giữ các file nhỏ thôi để họ có thể load trang web của bạn tương đối nhanh.

4. Dùng lực bẩy của những lời giới thiệu. Đây là một kỹ thuật nữa bạn nên dùng với những sản phẩm xa xỉ: Luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn theo sát gót những khách hàng đã từng mua dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn! Họ có hài lòng với công việc mà bạn đã làm cho họ không? Họ còn cần gì nữa không? Họ có biết ai cũng có thể cần dịch vụ của bạn không? Phương tiện thư điện tử giúp cho việc theo gót các vị khách cũ của bạn trở nên cực kỳ dễ dàng và có hiệu quả về mặt chi phí, vì thế chẳng có lý do gì không tận dùng nguồn này để có thêm thu nhập. Và đừng ngần ngại yêu cầu họ giới thiệu cho bạn những khách hàng mới. Nếu bạn đã làm việc tốt cho ai đó, thì họ sẽ cảm thấy sẵn sàng giới thiệu bạn bè và các công ty có thể cần đến bạn cho bạn hơn.

5. Hãy bán chất lượng cùng với chất lượng. Việc bán bất kỳ loại sản phẩm xa xỉ nào – đặc biệt là những sản phẩm nhìn thấy được – đòi hỏi phải có một trang web được thiết kế thật chuyên nghiệp. Bạn có thể là một họa sĩ tuyệt vời, nhưng trừ phi bạn đồng thời là một nhà thiết kế trang web tài ba, thì bạn hẵng tự thiết kế trang web cho mình. Hãy tìm một nhà thiết kế có kinh nghiệm tạo các trang web chất lượng cao, và cùng làm việc với anh ta để xây dựng một trang web thật phù hợp với bạn và các sản phẩm mà bạn chào.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi thay đổi mà bạn áp dụng với trang web của bạn và phương pháp marketing phải tạo ra giá trị cuối cùng cho mặt hàng bạn chào bán và/hoặc làm giảm các rủi ro mà khách hàng cảm nhận về việc giao dịch với bạn. Dù cho bạn bán một sản phẩm trị giá $10.000 hay $1,25 thì đó cũng là cách để bạn có được nhiều hợp đồng!

(st + tổng hợp nhiều nguồn)

Thế nào là một website có chất lượng?

Tháng Một 26, 2010 1 Bình luận

Bạn có thể định nghĩa theo ISO ” là sự thoả mãn yêu cầu của người dùng”, không sai nhưng quá chung chung và do đó không giúp ích gì được chúng ta. Website có chất lượng là website thoả mãn được ba điều kiện sau đây:

* Nội dung hấp dẫn, đầy đủ, hợp với chủ ý của việc xây dựng website.
* Được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý, tạo điều kiện cho người đọc dễ định hướng trong website.
* Hình thức đẹp, phù hợp với chủ đề nội dung.

Xem chi tiết…